Ðăng nhập

View Full Version : Chương trình truyền hình thực tế bị quảng cáo chiếm lĩnh | laptruyenhinhcap.net


lapcaphd
26-06-2013, 04:30 PM
Chương trình truyền hình thực tế bị quảng cáo chiếm lĩnh

Nguồn: http://laptruyenhinhcap.net/quang-cao-de-bep-chuong-trinh-truyen-hinh-thuc-te.html
Các chương trình thực tế nổi bật đang được các “nhà đài ” ở Việt Nam đưa về nước phục vụ khán giả và đồng thời các nhãn hàng tài trợ hiện diện và “tra tấn” người xem với tần suất dày đặc những hình thức quảng cáo – cả công khai lẫn trá hình như hiện nay.

Những Tìm kiếm tài năng, Cặp đôi hoàn hảo, Bước nhảy hoàn vũ, Gương mặt thân quen… Bị TVC quảng cáo “băm nát” chưa đủ. Sản phẩm của nhà tài trợ độc quyền còn bị chèn vào mọi nơi, mọi lúc, mọi đối tượng, mọi clip phát kèm (nếu có thể). Sức hấp dẫn khó cưỡng thuở ban đầu của THTT đã dần hạ nhiệt, mà một trong những nguyên nhân chính có lẽ do thời lượng quảng cáo đang khiến công chúng cảm thấy… nghẹt thở.
Xem bài viết liên quan: Xem truyền hình cáp sctv (http://laptruyenhinhcap.net/truyen-hinh-cap-sai-gon-sctv.html)
Những chương trình công khai

Để có thể thưởng thức trọn vẹn những phiên bản THTT đình đám chiếm sóng giờ vàng suốt hai buổi tối cuối tuần, nhiều khán giả Việt cho rằng cần rèn luyện sự kiên nhẫn. Bởi nếu là người dễ sốt ruột, không ai có thể chịu nổi những màn quảng cáo dài lê thê với thương hiệu, nhãn hàng tài trợ độc quyền được nhắc đi nhắc lại đến phát mệt. Chỉ với thời lượng hai tiếng phát sóng, trung bình mỗi liveshow sẽ bị “chặt nhỏ thành dăm sáu khúc”. Cứ sau một hoặc hai tiết mục dự thi, MC lại cười rất tươi khi “tua lại” điệp khúc quen tai: “Quý vị làm ơn đừng rời khỏi màn hình, chúng tôi sẽ trở lại ngay sau ít phút”.
Và thế là, những sản phẩm nước uống, điện thoại, mì gói, dầu gội… gắn mác “nhà tài trợ độc quyền” sẽ liên tục được phát đi phát lại. Kèm theo đó là đủ loại nhãn hàng, từ đông dược đến thực phẩm chức năng, từ mỹ phẩm tới đồ ăn… ồ ạt quảng bá, miễn là quan tâm và có đủ kinh phí để góp mặt trong những chương trình “hot” nhất, đạt “rating” cao ngất ngưởng. Đó là mới đề cập hình thức quảng cáo công khai, minh bạch, đàng hoàng. Ngoài ra, người xem còn phải chịu đựng kèm theo vô số hình thức quảng bá thương hiệu khác như: logo ngự trên màn hình, logo dưới sàn diễn, logo bật góc – chạy chân màn hình trong suốt chương trình, logo in trên ly nước đặt trước mặt các thành viên giám khảo…


Những chương trình trá hình

Có lẽ không có chương trình nào tỏ ra ưu ái tuyệt đối nhà tài trợ như Tìm kiếm tài năng Việt Nam (Vietnam’s got talent), khi mô phỏng trung thành mầu sắc đặc trưng giúp nhận diện thương hiệu dầu gội tài trợ ngay trên logo của chương trình. Và trong những clip phát kèm, khá nhiều lần khán giả được theo chân thí sinh vào tận những không gian sinh hoạt rất đỗi riêng tư để xem họ gội đầu, chăm sóc tóc bằng nhãn hàng mỹ phẩm nào. Kiểu quảng cáo trá hình tương tự cũng xuất hiện ở Thần tượng Việt Nam (Vietnam Idol)…
Rồi thí sinh Cặp đôi hoàn hảo, Bước nhảy hoàn vũ, Giọng hát Việt của mùa thi trước luôn lăm lăm chiếc máy tính bảng, chiếc điện thoại thông minh (smart phone) mọi nơi, mọi lúc. Để có thể học lời bài hát, xem video clip, chụp ảnh, lướt mạng, truy cập mạng xã hội… trong mọi clip ghi lại quá trình luyện tập. Đỉnh điểm khiến người xem vô cùng bực bội là chương trình Cặp đôi hoàn hảo đang lên sóng, khi thí sinh luôn chọn thực đơn mì gói, đặt cả thùng mì in logo to tướng trước mặt khán giả và “vì thời buổi kinh tế khó khăn” nên phải tiết kiệm dùng luôn vỏ mì làm họa tiết trang trí váy áo… Chẳng biết trong bản hợp đồng ký kết (với Đài Truyền hình Việt Nam cùng những đơn vị truyền thông xã hội hóa tham gia liên kết sản xuất chương trình như Cát Tiên Sa, Sóng vàng, BHD…), quyền lực của nhà tài trợ kinh khủng cỡ nào, đồng tiền họ bỏ ra có quyền năng chi phối ê kíp sản xuất ra sao. Chỉ thấy thương các nghệ sĩ, đa phần đều nổi tiếng, bỗng nhiên phải trở thành những công cụ quảng cáo sản phẩm theo một phương cách khá sống sượng và phản cảm.
Tin liên quan: Truyen hinh cap hd trung uong (http://laptruyenhinhcap.net/truyen-hinh-cap-vctv.html)
Theo con số mà tờ Thời báo kinh tế Sài Gòn cung cấp, mặc cho tình hình kinh tế năm 2012 vô cùng khó khăn, các công ty vẫn đầu tư rất mạnh tay cho hình thức quảng cáo trên truyền hình. Thị trường béo bở này đã ngốn của các doanh nghiệp khoảng 500 triệu đô-la năm 2011 và 370 triệu đô-la (chỉ tính trong nửa đầu năm 2012). Tháng 9 – 2012, Công ty nghiên cứu thị trường uy tín TNS Việt Nam đã công bố kết quả nghiên cứu lần đầu tiên được thực hiện trên phạm vi toàn quốc. Theo đó, chỉ tính riêng sáu tháng đầu năm 2012, tổng doanh thu quảng cáo tại Việt Nam trên các phương tiện truyền thông (trừ internet) đã đạt 8.800 tỷ đồng. Riêng thị phần quảng cáo trên truyền hình tiếp tục chiếm ưu thế và tăng trưởng tới 34,5% so với cùng kỳ năm trước.
Bực bội vì phải xem quảng cáo chèn giữa các chương trình phát sóng trong khung giờ vàng quá nhiều, đã có một số khán giả đặt câu hỏi liệu “nhà đài” có đang vi phạm Luật Quảng cáo? Bởi trong bộ luật này, Điều 22 – Quảng cáo trên báo nói, báo hình đã quy định rõ: “Thời lượng quảng cáo trên báo hình không được vượt quá 10% tổng thời lượng chương trình phát sóng một ngày của một tổ chức phát sóng”. Cụ thể hơn, “mỗi chương trình phim truyện không được ngắt để quảng cáo quá hai lần, mỗi lần không quá năm phút. Mỗi chương trình vui chơi giải trí không được ngắt quá bốn lần, mỗi lần không quá năm phút”. Bắt lỗi “nhà đài” cũng khó, bởi tính trên tổng thời lượng phát sóng một ngày, tổng thời lượng quảng cáo – cho dù rất lớn cũng không thể đạt tới 10%, như Luật Quảng cáo đã giới hạn. Nhưng vượt quá con số bốn lần “ngắt để quảng cáo” theo quy định cũng không hiếm, nhất là với những chương trình hấp dẫn, thu hút sự quan tâm rất lớn của đông đảo công chúng.
Căn cứ theo bảng giá quảng cáo do Trung tâm dịch vụ quảng cáo – TVAd cung cấp thì với Cặp đôi hoàn hảo mùa thứ hai, để một TVC có thời lượng lần lượt 10 -15 -20 – 30 giây lên sóng, nhãn hàng phải bỏ số tiền lần lượt là 50 – 60 -75 – 100 triệu đồng. Cũng như vậy, với hiện tượng Giọng hát Việt, mức chi phí cao hơn khá nhiều (75 – 90 – 112,5 – 150 triệu đồng). Và để quảng cáo ở Bước nhảy hoàn vũ, nhà sản xuất cũng phải chi khá bạo tay (60 – 72 – 90 – 120 triệu đồng).
Nhìn vào những đơn giá này, dễ hiểu vì sao mà người xem luôn có cảm giác… bội thực. Và nhìn vào chi phí “khủng” để có thể chen chân quảng cáo trong những liveshow đình đám này, dễ hiểu vì sao phiên bản của những chương trình nổi tiếng thế giới như Project Runaway, X – Factor…vẫn đang theo nhau đổ bộ về Việt Nam, mặc cho chi phí chuyển nhượng bản quyền rất lớn. Một vòng tròn khép kín: chương trình hấp dẫn – rating cao – hợp đồng quảng cáo đổ vào nhiều – tiền thu lại rất lớn, trừ chi phí sản xuất vẫn lãi “khủng”. Đơn vị được lợi lớn nhất vẫn là “nhà đài”, khi không phải bỏ chi phí bản quyền, sản xuất (do các chương trình THTT hấp dẫn nhất hiện đều được liên kết sản xuất với một đối tác truyền thông bên ngoài) mà vẫn ung dung hưởng lợi. Chính vì vậy, THTT còn thì quảng cáo còn. Khán giả muốn được thưởng thức các chương trình giải trí miễn phí thì phải chịu đựng quảng cáo đi kèm, như một quy luật tất yếu vậy.
Tham khảo thêm dịch vụ truyền hình hiện nay:
truyền hình cáp sctv (http://laptruyenhinhcap.net/truyen-hinh-cap-sai-gon-sctv.html)
các kênh truyền hình cáp trung ương (http://laptruyenhinhcap.net/truyen-hinh-cap-vctv-danh-sach-kenh.html)